Chỉ khi lịch sử được kể lại bằng trái tim, bằng sự chân thành và niềm tự hào

adminTháng 4 30, 2025
2 lượt xem

Những ngày tháng Tư lịch sử, Facebook “nhuộm màu đỏ” mừng Ngày Giải phóng miền Nam, thống đất nước đất nước. Giữa những bộn bề mạng xã hội – nơi tưởng như quá ít điểm dừng – lực lượng Công an đã lặng lẽ biến từng dòng tin, từng bài viết thành những “cánh cửa” dẫn người xem trở về với cội nguồn. Những trang fanpage vốn gắn liền với công tác điều tra, phòng chống tội phạm…, bỗng trở thành nơi lưu giữ ký ức, nơi khơi dậy lòng tự hào dân tộc một cách rất đỗi dịu dàng, gần gũi.

Với họ, đây không đơn thuần tổ chức một chương trình, mà là cố gắng thắp lại trong lòng người một ngọn lửa – ngọn lửa của ký ức, của lòng biết ơn, của niềm tự hào dân tộc và trách nhiệm gìn giữ hòa bình. Có lẽ chính bởi điều đó, dù thời gian có làm phai nhạt nhiều thứ, Ngày 30/4 vẫn luôn là dấu ấn đặc biệt trong lòng người Việt. Và bất kỳ chương trình nào, nếu được tổ chức bằng sự chân thành và hiểu biết, sẽ không cần phải “câu kéo dư luận”, bởi nó đã chạm vào điều sâu thẳm nhất trong mỗi người; ý thức rằng chúng ta đang sống tiếp ước mơ mà cha ông đã đánh đổi bằng máu xương.

Với cán bộ Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an chiến dịch “Phủ đỏ mạng xã hội”, không chỉ là một nhiệm vụ chính trị, mà là một hành trình cảm xúc – hành trình để mỗi CBCS được tri ân quá khứ; được lặng lẽ góp một nhịp tim vào mạch chảy bất tận của niềm tự hào dân tộc. Chỉ khi lịch sử được kể lại bằng trái tim, bằng tất cả sự chân thành và niềm tự hào, thì nó mới thật sự sống mãi – không phải trên trang sách, mà trong từng con người.

Thay avatar “nhuộm đỏ” Facebook, mừng ngày đất nước thống nhất

Trên trang Facebook cá nhân, đồng loạt các học viên của Học viên An ninh nhân dân đã hưởng ứng, thay avatar, phủ đỏ các trang mạng xã hội, kèm theo những dòng hastag của chiến dịch: #tuhaongay30_4, #maucothongnhat, #50namtuhaodantoc…

Sự lan tỏa của chương trình sẽ không thể trọn vẹn nếu thiếu đi sự đồng hành âm thầm mà đầy nghĩa tình của lực lượng Công an các địa phương. Các đồng chí không chỉ vững vàng nơi tuyến đầu bảo vệ an ninh, giữ gìn trật tự cho sự kiện, mà còn lặng lẽ đóng vai những “người kể chuyện lịch sử” giữa đời thường – bằng trái tim, bằng lòng yêu nước và bằng chính ngôn ngữ của thời đại số.

Trong không khí hào hùng của dân tộc, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tham mưu triển khai các chiến dịch truyền thông “trúng đích” nhằm thông tin, tuyên truyền, ổn định và định hướng dư luận, đặc biệt là chiến dịch “Phủ đỏ mạng xã hội” về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) trên không gian mạng, nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa lịch sử sự kiện. Lãnh đạo Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã chỉ đạo công an 63 tỉnh, thành phố đồng loạt triển khai chiến dịch.

“Ngoài việc chủ động thiết kế ảnh đại diện, khung hình đại diện; phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, truyền hình xây dựng các bài viết, hình ảnh, video có nội dung ca ngợi truyền thống lịch sử, văn hoá, giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, củng cố niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đồng thời tăng cường tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ” – Trung tá Nguyễn Tiến Cường, Trưởng phòng 3, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao cho biết.

Theo đó, Công an các địa phương đã huy động lực lượng đồng loạt triển khai các chiến dịch tuyên truyền trên không gian mạng nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ. Tham mưu, phối hợp ban, ngành địa phương, nhất là Ban Chỉ đạo 35, tăng cường thông tin, tuyên truyền, phủ xanh không gian mạng về truyền thống cách mạng, khơi dậy niềm tự hào, tự tôn dân tộc, củng cố niềm tin đối với sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là thế hệ trẻ, tạo hiệu ứng lan toả sâu rộng, mạnh mẽ trên không gian mạng. Ngoài ra, đã vận động hơn 1.200 KOL, KOC, hơn 700 hội nhóm, hàng nghìn tài khoản mạng xã hội tham gia chia sẻ, lan tỏa tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc.

Đại uý Nguyễn Thị Quyên, cán bộ Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Công an tỉnh Đắk Lắk chia sẻ: “Tôi sinh ra trong thời bình, trước giờ chỉ nghe bố mẹ kể về ngày 30/4 như một dấu mốc lịch sử. Bởi vậy tôi khi thay ảnh đại diện, chia sẻ lá cờ lên trang cá nhân, tôi thấy mình như đang góp một phần nhỏ để nhắc nhở bản thân và bạn bè về ý nghĩa của hòa bình, của độc lập mà cha ông đã phải đánh đổi bằng biết bao hy sinh. Tham gia chiến dịch này, tôi không chỉ thấy tự hào vì là người Việt Nam, mà còn cảm nhận được sức mạnh của sự đoàn kết – khi hàng triệu con người cùng chung tay, cùng hướng về cội nguồn”.

Mỗi bài đăng, mỗi bức ảnh, mỗi thước phim mà các đơn vị Công an chia sẻ không chỉ là thông tin, mà là từng lát cắt ký ức, từng nhịp đập của lòng biết ơn. Đó là cách các anh, các chị thắp sáng lại lịch sử – không phải trên bục giảng hay trang sách, mà trong những dòng trạng thái lay động lòng người, trong từng ánh mắt rưng rưng của người đọc trẻ.

“Lịch sử luôn là một kho báu vô giá. Nhưng với nhiều bạn trẻ hôm nay, kho báu ấy lại nằm sâu trong những trang sách xưa, lặng lẽ phủ bụi, như một điều gì đó vừa thiêng liêng vừa xa vời. Khi được giao nhiệm vụ xây dựng chương trình kỷ niệm ngày 30/4, tôi đã nhiều đêm thao thức. Làm sao để lịch sử không chỉ được nhắc lại, mà phải được sống lại – bằng hơi thở, bằng nhịp tim của chính thế hệ hôm nay? – Kể lại quá trình hình thành ý tưởng xây dựng chương trình, Thiếu tá Phí Văn Thanh, cán bộ Phòng 3, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, một trong những người tham gia vào chương trình cho biết.

Anh nhớ lại: Khi đó, tôi cùng đồng đội đã ngồi rất lâu, lật giở từng bức ảnh cũ, từng trang ghi chép về ngày non sông liền một dải. Giữa những tấm hình đen trắng ấy, có một khoảnh khắc khiến cán bộ Phòng 3 lặng người: một người lính giải phóng giữa biển người mừng vui, siết chặt lá cờ Tổ quốc vào lòng, nước mắt tuôn như chưa từng được khóc. Lá cờ ấy – không chỉ là biểu tượng của chiến thắng – mà là máu, là nước mắt, là bao lời thề thiêng liêng đã hòa vào lòng đất.

Chia sẻ về quá trình xây dựng các video truyền thông trong chiến dịch “Phủ đỏ mạng xã hội” nhân kỷ niệm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4, Đại uý Phạm Khánh Hoà, cán bộ Phòng 3 cho biết, đối với chúng tôi, hành trình xây dựng các video trong chiến dịch lần này không chỉ đơn thuần là một nhiệm vụ truyền thông, mà thực sự là một cuộc hành hương về với lịch sử, là dịp để lắng nghe nhịp đập thiêng liêng của quá khứ vang vọng trong từng thước phim, từng giai điệu.

Ngay từ khi nhận được sự chỉ đạo sâu sát, định hướng rõ ràng từ lãnh đạo Cục, chúng tôi đã xác định rằng: mỗi video phải là một bản hùng ca hiện đại, nơi mà hình ảnh, âm nhạc và cảm xúc hòa quyện, khắc họa trọn vẹn hào khí 30/4. Đồng thời, thổi bùng lên ngọn lửa tự hào dân tộc trên không gian mạng.

Đêm trắng hình thành ý tưởng

Trong không khí hào hùng của dân tộc, Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao đã tham mưu triển khai các chiến dịch truyền thông “trúng đích” nhằm thông tin, tuyên truyền, ổn định và định hướng dư luận, đặc biệt là chiến dịch “Phủ đỏ mạng xã hội” về 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4) trên không gian mạng nhằm nâng cao nhận thức về ý nghĩa lịch sử sự kiện.

“Ý tưởng cho chiến dịch này đến trong một đêm khuya muộn, khi chúng tôi ngồi lặng bên nhau, giữa ánh đèn mờ và những tập tư liệu lịch sử đã ngả màu. Mọi người đều mệt, nhưng không ai rời đi. Có người vừa gõ máy, vừa mệt mỏi gật đầu vì thiếu ngủ. Có người lặng đi, ánh mắt đẫm buồn khi nhìn lại những bức ảnh đoàn quân tiến vào Dinh Độc Lập. Chúng tôi không nói nhiều, nhưng không cần nói – vì mỗi người đều hiểu: mình đang gánh một phần trách nhiệm không chỉ với quá khứ, mà còn với tương lai” – Thiếu tá Phí Văn Thanh cho biết.

Hành trình ấy không hề bằng phẳng. Khó khăn lớn nhất mà phải đối mặt chính là bài toán kết hợp hài hòa giữa giá trị truyền thống và ngôn ngữ truyền thông hiện đại. Làm sao để mỗi video, hình ảnh vừa tôn vinh được sự trang trọng, thiêng liêng của lịch sử, lại vừa gần gũi, cuốn hút với người xem. Nhiều tư liệu quý giá nhưng đã nhuốm màu thời gian, đòi hỏi kỹ thuật xử lý tinh tế để vẫn giữ được hồn cốt lịch sử mà không làm mất đi sức sống của hình ảnh.

Dưới sự định hướng sát sao và đầy tâm huyết của các cấp lãnh đạo, chúng tôi đã xác định: “Phủ đỏ mạng xã hội” không chỉ là một chiến dịch truyền thông, mà phải trở thành nhịp cầu thiêng liêng kết nối hồn thiêng sông núi với khát vọng tương lai của dân tộc Việt Nam. Chúng tôi lựa chọn hình ảnh bất diệt – lá cờ tung bay kiêu hãnh trên nóc Dinh Độc Lập – làm biểu tượng trung tâm của dự án.

Khoảnh khắc lịch sử ấy không chỉ khắc sâu vào tâm khảm bao thế hệ người Việt như dấu son chói lọi của đại thắng mùa xuân 1975, mà còn là lời nhắc nhở lặng thầm nhưng da diết về máu xương của hàng triệu anh hùng liệt sĩ và đồng bào đã ngã xuống với lý tưởng cao đẹp: Độc lập – Tự do – Hòa bình cho Tổ quốc Việt Nam – Thiếu tá Phí Văn Thanh cho biết.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *