Kỳ vọng vào những “avatar” của sự tinh gọn, hiệu quả

adminTháng 3 11, 2025
11 lượt xem

Tại Kết luận số 126 trung tuần tháng 2/2025, Bộ Chính trị, Ban Bí thư giao Đảng ủy Chính phủ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Đảng ủy Quốc hội, các cấp ủy, tổ chức đảng liên quan nghiên cứu định hướng tiếp tục sắp xếp bỏ cấp hành chính trung gian (cấp quận, huyện). Sau đó 2 tuần, ngày 28/2, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành Kết luận 127-KL/TW về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Đây là một chủ trương được dư luận đặc biệt quan tâm và đặt nhiều kỳ vọng…

Sắp xếp lại, quan hệ và quan liêu

Đã sống ở nhiều nơi và tiếp xúc với nhiều cơ quan hành chính cấp địa phương, tôi nhận ra rằng mọi cuộc giao tiếp với công quyền sẽ quy về hai mô hình đặc trưng: quan liêu và… quan hTại Hà Nội, tôi có chút việc cần phải xác minh giấy tờ cá nhân tại UBND phường, và mất khoảng hơn hai tuần để mọi việc xong xuôi. Muốn nhanh cũng không được. Mọi việc đều phải theo đúng quy trình, và thứ tự.

Cũng một thủ tục tương tự, tôi về quê và làm ở UBND, chỉ mất nửa tiếng là xong. Người tiếp nhận hồ sơ ở bộ phận là một người chú trong họ, còn người lo đi xin chữ ký cho thủ tục thì chỉ cách nhà ông nội tôi vài bước chân.

Cùng một thủ tục mà đáng ra họ chưa cần giải quyết ngay vì trình tự chưa đòi hỏi, thì mọi chuyện đã được đẩy nhanh hơn (một cách đúng đắn) nhờ vào một chút quan hệ cá nhân.

Có lẽ trừ các đô thị, chúng ta không thể phủ nhận rằng đa số các chính quyền cấp xã ở Việt Nam, người dân chạm mặt cán bộ mỗi ngày, thậm chí có quan hệ họ hàng. Ngoài mối quan hệ giữa người dân đi làm thủ tục hành chính và cán bộ nhà nước, giữa họ có sự thấu hiểu của các cá nhân trong một cộng đồng.

Tôi tạm gọi đó là cách vận hành dựa trên quan hệ (theo nghĩa lành mạnh của từ này): các hoạt động của chính quyền cấp cơ sở như xã, huyện có sự tham gia rất nhiều của tình cảm cá nhân và sinh hoạt cộng đồng. Ông già bà cả đi vào được hướng dẫn rất chi tiết, tình cảm. Ai đang cần gấp hoặc hoàn cảnh ai khó thì tự cán bộ đã biết và ưu tiên.

Ở các đô thị lớn, chính quyền địa phương hành xử theo mô hình quan liêu (theo nghĩa khách quan nhất của từ này) kinh điển: có trật tự, nhất quán và theo các quy tắc rõ ràng. Sau bao nhiêu ngày là phải giải quyết thủ tục, đơn từ này, khiếu nại kia. Mọi người đều như nhau.

Đấy là nguyên tắc tổ chức chính quyền mà nhà xã hội học huyền thoại người Đức Max Weber đã đúc rút từ một thế kỷ trước, trong tác phẩm “Lý thuyết về Tổ chức xã hội và Kinh tế” (1920): cơ quan công quyền bổ nhiệm cán bộ dựa hoàn toàn vào năng lực, theo chế độ nhân tài, với hệ thống phân cấp sâu sắc và các nguyên tắc được cụ thể hóa bằng văn bản. Không có mối quan hệ cá nhân ở đây.

Khi đọc các thông tin liên quan đến sắp xếp lại các đơn vị hành chính trên quy mô rộng, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là lựa chọn quyết liệt của chúng ta với mô hình đầu tiên. Tức là một loạt các tương tác kiểu thân tình của cấp chính quyền cơ sở trước đây có thể sẽ biến mất.

Điều này có vẻ không quan trọng lắm với người dân ở các đô thị, vốn đã quá quen với việc tiếp xúc với một cán bộ sẽ không hề có thấu cảm với mình trên phương diện cá nhân.

Nhưng trong những bối cảnh khác, việc phải tiếp xúc với người hoàn toàn không hiểu mình có thể là một vấn đề. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê năm 2022, “toàn khu vực Tây Nguyên hiện có cứ 8 công chức cấp xã thì mới có 1 công chức là người dân tộc thiểu số với số lượng chiếm khoảng 23% số lượng cán bộ công chức cấp xã tại địa phương, thấp nhất trên cả nước về số lượng cán bộ cấp xã là người dân tộc thiểu số” – trích trang thông tin Cải cách hành chính của Chính phủ.

Việc thiếu vắng các cán bộ người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên thực sự là một vấn đề, vì để làm việc tốt với đồng bào thiểu số, chúng ta không thể điều động một cán bộ miền xuôi về, ấn vào đâu đó và buộc họ phải hiểu ngay các câu chuyện đôi khi rất đặc thù của bà con.

Như vậy, bức tranh sáp nhập dẫu chắc chắn sẽ đem lại kết quả tốt đẹp hơn, song các mối quan hệ vẫn đang tồn tại và thậm chí tạo ra nhiều quyết định linh hoạt mỗi ngày ở các địa phương là điều có thật.

Chúng ta đang tập trung vào các cấu trúc chính thức, hệ thống phân cấp, thể chế và quy tắc thành văn, nhưng trong thực tế, chính những điều bất thành văn và các mối quan hệ trong một cộng đồng đã và đang giải thích cách mà các quyết định được hình thành.

Vì thế, để sắp xếp lại được đúng tinh thần “gọn và mạnh”, mang lại hiệu năng lẫn hiệu suất cao, rất cần quan tâm đến cán bộ cấp cơ sở, đặc biệt là lực lượng cán bộ thực sự sống gần dân, hiểu dân và biết dân cần gì.

Các kênh thông tin của chúng tôi

Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *