TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước
adminTháng 4 30, 2025
5 lượt xem
Trực thăng kéo cờ Tổ quốc chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước bay qua tòa Landmark 81, được xem là biểu tượng mới trong không gian đô thị và sự phát triển của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: Thế Đại
Phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách trong những ngày đầu mới giải phóng, nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo cả trong những thời điểm khó khăn và trong sự nghiệp đổi mới, TP Hồ Chí Minh đã vững vàng trở thành đô thị đầu tàu của cả nước từ nhiều năm qua. Trước vận hội mới của đất nước, thành phố mang tên Bác đã sẵn sàng tạo đà để tăng tốc…
Thường xuyên có dịp vào thành phố để thăm con, cháu trong hàng chục năm qua, nhưng ông Bùi Văn Quang, một cựu chiến binh hiện sinh sống ở khu vực phía Bắc – người từng có mặt trong đoàn quân tiếp quản thành phố trong những ngày đầu giải phóng vẫn không khỏi ngạc nhiên trước quy mô và tốc độ phát triển hạ tầng đô thị của thành phố này.
Lần gần đây, khi ông quay trở lại thành phố là dịp tuyến Metro số 1 mới đi vào hoạt động, ông đã nhờ con, cháu đưa ra ga trung tâm, một mình đi tàu dọc tuyến để ngắm thành phố, hồi tưởng lại những kỷ niệm xưa. “Những địa chỉ như xa lộ Biên Hòa, xa lộ Đại Hàn, xa cảng Miền Tây… sau ngày đất nước thống nhất tôi đã từng đến, từng đi qua giờ trở thành nhỏ bé so với những công trình đồ sộ được thành phố xây dựng những năm gần đây”, ông Quang bộc bạch.
Nói về việc lựa chọn ngành kinh tế mũi nhọn để tạo lực cho thành phố tăng tốc trong kỷ nguyên mới, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Văn Được chia sẻ: Khu Công nghệ cao của thành phố sẽ được mở rộng ngay để tích hợp 4 mục tiêu là trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp; tích hợp trung tâm nghiên cứu trí tuệ nhân tạo; tiếp nhận doanh nghiệp trong và ngoài nước xây dựng trung tâm dữ liệu lớn; công nghệ chip bán dẫn.
Trong khi đó, tổng giá trị xuất khẩu của Khu Công nghệ cao đã vượt qua con số 20 tỷ USD vào năm ngoái, tiếp tục đạt mức tăng trưởng hơn 18% so với một năm trước đó và chiếm phân nửa tổng giá trị xuất khẩu của thành phố. Trong số này, các sản phẩm công nghệ cao đạt khoảng 19,2 tỷ USD. Do đó, khi được tích hợp và mở rộng, nơi đây sẽ là một trong những động lực mới giúp thành phố tạo ra bước nhảy vượt qua bẫy thu nhập trung bình.
Đặc biệt, ngoài Khu Công nghệ cao, thành phố còn có Công viên phần mềm Quang Trung và Trung tâm Công nghệ sinh học, trong đó Khu Công nghệ cao và Công viên phần mềm Quang Trung đã trở thành những thương hiệu quốc gia. Nếu được đầu tư hơn nữa, những trụ cột này sẽ vươn tầm quốc tế. Càng thuận lợi hơn khi thành phố còn có hệ sinh thái lớn về công nghệ phân tán ở các KCN, KCX, trường đại học, doanh nghiệp cùng với hạ tầng viễn thông đứng đầu cả nước, hình thành được kho dữ liệu dùng chung. Đón đầu kỷ nguyên phát triển về công nghệ để tạo hướng đột phá, TP Hồ Chí Minh cũng đã có chủ trương chuyển đổi KCX Tân Thuận, KCN Tân Bình… sang hướng thu hút các dự án thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ nhìn nhận, đây là cơ sở để thành phố tạo đột phá và phát triển bền vững về kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế tri thức trong những năm sắp tới.
” alt=”TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước -0″ width=”2560″ height=”1438″ data-src=”https://img.cand.com.vn/resize/800×800/NewFiles/Images/2025/04/30/TP_1-1745946136142.jpg” />Trung tâm TP Hồ Chí Minh nhìn từ Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, khu đất có diện tích lên đến 564 ha cũng đã được Sở Tài chính đề xuất phương án xây dựng trung tâm tài chính mang tầm quốc tế. Đây cũng sẽ là một trong những mũi nhọn chiến lược, giúp thành phố nhanh chóng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tạo lực để thành phố thoát bẫy thu nhập trung bình, vững vàng cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới. Thông tin với các nhà khoa học khi bàn giải pháp xây dựng, phát triển trung tâm này, ông Nguyễn Văn Được cho hay, định hướng rõ ràng, mạnh mẽ từ Trung ương đến địa phương đều xác định phát triển TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm tài chính quốc tế là nhiệm vụ chiến lược. Thành phố đã hội tụ được nhiều điều kiện thuận lợi để đảm nhận vai trò đầu tàu trong chiến lược này. “Dự án không chỉ mang lại lợi ích kinh tế – xã hội thiết thực cho thành phố và cả nước, mà còn tạo ra sức lan tỏa đến các đô thị lân cận và cả khu vực”, ông Nguyễn Văn Được nhấn mạnh.
Trọng tâm phát triển kinh tế biển của thành phố những năm sắp tới là Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ trên diện tích được đề xuất lên đến 571 ha, tổng vốn đầu tư khoảng 4,8 tỷ USD. Về tình hình thực hiện dự án này, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTCC khẳng định, Cảng sẽ được xây dựng đồng bộ, hiện đại, ứng dụng công nghệ thông minh, tự động hóa trong quản lý, vận hành; khai thác theo hướng bền vững, sử dụng nhiên liệu sạch, bảo vệ môi trường; trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế của TP Hồ Chí Minh và khu vực, thu hút các hãng tàu, vận tải, chủ hàng, doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics về đây để tham gia vào chuỗi cung ứng vận tải của thế giới. Sau một loạt các thủ tục, ngày 23/12/2024 vừa qua, Chính phủ đã họp để xem xét phê duyệt chủ trương đầu tư dự án. Ông Trần Quang Lâm đặt mục tiêu thành phố sẽ phấn đấu được phê duyệt dự án đầu tư làm cơ sở khởi công trong năm 2025 để chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đánh giá về dự án, Bộ Xây dựng cho rằng, với lợi thế nằm ở cửa sông Cái Mép – Thị Vải, trong vịnh Gành Rái, thuộc vùng kinh tế động lực phía Nam, lại gần các tuyến hàng hải quốc tế qua Biển Đông, vị trí của cảng thuận lợi để thu hút hàng hóa trung chuyển quốc tế. Khi cảng này được đầu tư, cự ly vận chuyển hàng hóa trung chuyển quốc tế đến cảng giảm từ 30-70% so với cự ly vận chuyển đến Singapore. Lợi thế tiếp theo là cảng có vị trí sát tuyến luồng hàng hải Vũng Tàu – Thị Vải, nơi có độ sâu khoảng 15,5m, đã tiếp nhận thành công tàu có trọng tải 232.494 tấn, tương đương với 24.188 TEUs. Chi phí bốc xếp tại khu vực Cái Mép – Cần Giờ hiện cũng chỉ bằng khoảng 54% đối với container XNK và bằng khoảng 40% so với container trung chuyển quốc tế của Singapore cũng là một lợi thế. Một trong những yếu tố để thành phố kỳ vọng về dự án này là sự đồng hành của công ty thành viên của MSC – hãng tàu lớn nhất thế giới. MSC sở hữu đội tàu với năng lực chuyên chở hơn 23 triệu TEUs mỗi năm, chiếm 18% tổng năng lực vận tải toàn cầu và mạng lưới kết nối hơn 500 cảng biển khắp thế giới. Tại Việt Nam, MSC đang khai thác các dịch vụ tại Hải Phòng, Đà Nẵng và Cái Mép – Thị Vải với lượng hàng hóa vận chuyển hơn 1 triệu TEUs mỗi năm, kết nối đến các thị trường trọng điểm như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á.
Cùng chủ trương phát triển về hướng biển, tại huyện Cần Giờ – địa danh lịch sử với những chiến công vang dội của Bộ đội Đặc công Rừng Sác, một “siêu” đô thị lấn biển với diện tích hơn 2.800 ha đang được nhà đầu tư khởi động. “Siêu” đô thị này cũng hứa hẹn đưa Cần Giờ trở thành một trong những địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế – xã hội của thành phố những năm sắp tới.
Tự hào về những đổi mới, phát triển sau 50 năm đất nước thống nhất
Cựu chiến binh Hoàng Minh Duyệt (SN 1945 tại Hà Tĩnh), từng là chiến sĩ trong Đoàn C282Q Công an nhân dân vũ trang (sau này là Bộ đội biên phòng) tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh giải phóng miền Nam 30/4/1975. Sau giải phóng, ông Duyệt về công tác tại Trường Sĩ quan Biên phòng II. Năm 1983, ông chuyển ngành về Bộ Thương mại và nghỉ hưu.
” alt=”TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước -0″ width=”2560″ height=”2151″ data-src=”https://img.cand.com.vn/resize/800×800/NewFiles/Images/2025/04/30/doi_song_1-1745946192671.JPG” />Cựu chiến binh Hoàng Minh Duyệt.
Nhìn lại nửa thế kỷ hòa bình của đất nước đã qua, cựu chiến binh Hoàng Minh Duyệt chia sẻ: “Năm mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, chúng tôi đã hòa với cả dân tộc Việt Nam vỡ òa trong niềm hân hoan khôn tả của ngày giải phóng. Những đoàn người đổ ra đường, những lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió, những giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên má… Tất cả đã tạo nên bản tráng ca bất tử về khát vọng hòa bình và thống nhất.
Chúng ta đang sống trong những ngày tháng 4 lịch sử, không chỉ bởi không khí hào hùng kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất, mà cả những quyết sách được triển khai một cách thần tốc như tinh thần chiến dịch Hồ Chí Minh làm nên Đại thắng mùa Xuân của 50 năm trước mà Đảng ta đã và đang thực hiện. Điều đó củng cố niềm tin khi ý Đảng hợp lòng dân, khi mọi quyết sách đều hướng về mục tiêu người dân hạnh phúc, chắc chắn đất nước Việt Nam sẽ rạng danh trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Cựu chiến binh Hoàng Minh Duyệt chia sẻ: Trong bài viết truyền cảm hứng mãnh liệt “Nước việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: “Chúng ta không thể để đất nước tụt hậu. Chúng ta không thể để dân tộc đánh mất cơ hội. Chúng ta không thể để lặp lại những vòng xoáy của lịch sử. Vì vậy, phải đặt lợi ích quốc gia, dân tộc lên trên hết. Chúng ta phải hành động vì tương lai lâu dài chứ không vì thành tích ngắn hạn”. Lời nhắc nhở sâu sắc này đã tóm lại tinh thần của hành trình 50 năm: Một Việt Nam thống nhất lòng người, kiên trì vượt khó, đổi mới tư duy để không ngừng vươn mình mạnh mẽ trên con đường phát triển.
” alt=”TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước -0″ width=”1190″ height=”1216″ data-src=”https://img.cand.com.vn/resize/800×800/NewFiles/Images/2025/04/30/doi_song_3-1745946217585.jpg” />Ông Hà Chí Quí.
Ông Hà Chí Quí (dân tộc Hoa, ngụ phường 1, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) chia sẻ: Sau những ngày giải phóng, địa phương chúng tôi phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chiến tranh để lại, cơ sở hạ tầng xuống cấp nghiêm trọng, đời sống người dân gặp nhiều khó khăn, thách thức. Song, Đảng bộ, nhân dân tỉnh Sóc Trăng tiếp tục phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, đoàn kết, nhất trí, chung sức, chung lòng, vừa ra sức hàn gắn vết thương chiến tranh, vừa khắc phục khó khăn, phấn đấu đi lên. Nhiều công trình hạ tầng như điện, đường, trường, trạm, công trình thủy lợi, các thiết chế văn hóa… đã được đầu tư xây dựng.
Nhất là những năm gần đây, khi chương trình xây dựng nông thôn mới nhận được sự đồng thuận, chung sức của nhân dân, kết cấu hạ tầng phục vụ đời sống, sản xuất của người dân được đầu tư, tạo bước đột phá ở vùng nông thôn của tỉnh. Liên tục nhiều năm kinh tế của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng khá. Công tác hợp tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư, cải thiện môi trường đầu tư được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách.
Theo ông Quí, sau 50 năm đất nước thống nhất, Sóc Trăng nói riêng, cả nước nói chung đã có nhiều đổi thay, phát triển vượt bậc. Nhất là khi đất nước bước vào công cuộc đổi mới đến nay, kinh tế – xã hội đã phát triển nhanh, đời sống của nhân dân đã nâng cao. Đường giao thông xe ôtô chạy về tận vùng nông thôn sâu, 100% hộ dân có điện sử dụng; trường học ngày càng được xây dựng khang trang, đầy đủ thiết bị dạy học; trạm y tế có ở tất cả các xã, công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân được quan tâm, công tác an sinh xã hội được quan tâm, đảm bảo không ai bị bỏ lại phía sau.
” alt=”TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước -0″ width=”989″ height=”661″ data-src=”https://img.cand.com.vn/resize/800×800/NewFiles/Images/2025/04/30/doi_song_2-1745946235110.jpg” />Sư Châu Phol.
Sư Châu Phol (chùa Khleang, phường 6, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) cho biết: “Tôi là thế hệ sinh ra sau năm 1975. Quê tôi ở xã Phú Tân (huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng), xã có gần 80% dân số là đồng bào Khmer. Qua lời kể của ông bà, cha mẹ, tôi biết trước năm 1975, đời sống người dân quê tôi nghèo lắm, thiếu thốn đủ bề. Nhưng sau năm 1975 đến nay đã thay đổi rất nhiều, hệ thống công trình thủy lợi, giao thông, điện, y tế, giáo dục… đã được đầu tư xây dựng, phục vụ tốt cho nhân dân.
Các em học sinh bây giờ đi học có đủ sách giáo khoa, máy tính, mạng Internet, đủ trang thiết bị học tập. Nông thôn xã Phú Tân quê tôi khởi sắc với cánh đồng hàng trăm hec-ta, nông dân làm ruộng bằng máy móc, công nghệ hiện đại, không cần xuống ruộng, năng suất cao, chất lượng tốt, lợi nhuận cao, nhà cửa được xây dựng khang trang, không còn hộ nghèo như trước nữa, người dân ai cũng phấn khởi.
” alt=”TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước -0″ width=”1121″ height=”720″ data-src=”https://img.cand.com.vn/resize/800×800/NewFiles/Images/2025/04/30/doi_song_8-1745946253458.jpg” />TS Trần Khắc Tâm, đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng.
TS Trần Khắc Tâm, đại biểu HĐND tỉnh Sóc Trăng, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng, Phó Chủ tịch Hội đồng doanh nghiệp ĐBSCL, cho biết: “Tôi may mắn được lớn lên trong thời bình, khi hai miền Nam Bắc đã thống nhất, sum họp một nhà. Tôi hiểu được rằng, để có được hoà bình cho đất nước đã không biết bao mồ hôi, máu, nước mắt, sự hy sinh rất lớn của các thế hệ đi trước. Mỗi khi đến dịp 30/4, ngày thống nhất đất nước, trong tôi lại có cảm xúc của sự tự hào và xúc động. Tự hào vì mình là công dân Việt Nam, được sinh sống trên đất nước yên bình và yêu hòa bình.
Xúc động vì chứng kiến đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, cơ đồ, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định. 50 năm ngày thống nhất đất nước, Việt Nam từ một nước hứng chịu đau thương mất mát do chiến tranh đã vươn mình đứng dậy. Chúng ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu trở thành nền kinh tế đứng thứ 35 thế giới (năm 2024). Việt Nam là điểm sáng trong phục hồi phát triển kinh tế xã hội, được các quốc gia và tổ chức quốc tế đánh giá cao. Việt Nam nằm trong top 20 nước về thu hút đầu tư nước ngoài và top 20 về kim ngạch xuất nhập khẩu trên thế giới”.
” alt=”TP Hồ Chí Minh tăng tốc, vươn mình phát triển cùng cả nước -0″ width=”2126″ height=”1389″ data-src=”https://img.cand.com.vn/resize/800×800/NewFiles/Images/2025/04/30/doi_song_4-1745946272381.JPG” />Già làng Păng Ting Uốk.
Già làng Păng Ting Uốk (SN 1950), ở tổ dân phố Đăng Gia, thị trấn Lạc Dương, huyện Lạc Dương (Lâm Đồng): “Là người sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Tây Nguyên, tôi đã chứng kiến sự đổi thay kỳ diệu của quê hương sau 50 năm thống nhất đất nước. Năm 1979, huyện Lạc Dương được thành lập, đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 90%, hầu hết còn gặp vô vàn khó khăn, nghèo đói. Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo giảm mạnh, riêng thị trấn Lạc Dương chỉ còn vài hộ nghèo, thuộc gia đình neo đơn, bệnh tật.
Sự đổi thay của huyện Lạc Dương được thể hiện rõ qua cơ sở hạ tầng, đường sá, trường học, bệnh viện và nhất là công ăn việc làm, thu nhập của người dân ngày càng tăng cao. Kể cả những người từng rời bỏ quê hương sau năm 1975, nay trở về phải ngạc nhiên, không thể ngờ rằng vùng đất Langbiang nghèo khó năm xưa lại có bước chuyển mình mạnh mẽ tới vậy. Chính sách về vấn đề dân tộc, tôn giáo, tự do tín ngưỡng được đảm bảo. Người dân tộc thiểu số sinh sống thuận hòa với người Kinh, không có sự phân biệt, đối xử; mọi người, mọi dân tộc đều bình đẳng…”.
Già làng Păng Ting Uốk phấn khởi cho biết: Dưới sự hỗ trợ của chính quyền địa phương bằng những chính sách cụ thể, các dân tộc anh em đã giúp đỡ nhau làm ăn, phát triển kinh tế, giữ gìn ANTT và phát triển văn hóa truyền thống. Người dân tộc thiểu số còn kết hôn, lập gia đình với người Kinh, thậm chí là kết hôn với người nước ngoài, mở công ty, kinh doanh các mặt hàng đặc sản do đồng bào địa phương sản xuất, tạo việc làm ổn định cho nhiều người. Đó chính là kết quả cụ thể của chính sách phát triển kinh tế, chính sách hòa giải, đoàn kết dân tộc, đoàn kết quốc tế mà Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện xuyên suốt thời gian qua. (V.Đức – C.Xuân – Khắc Lịch)
Các kênh thông tin của chúng tôi
Disclaimer: Thông tin trong bài viết không phải là lời khuyên đầu tư từ Coin98 Insights. Hoạt động đầu tư tiền mã hóa chưa được pháp luật một số nước công nhận và bảo vệ. Các loại tiền số luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro tài chính.
admin
You only live once, but if you do it right, once is enough